Giống như nhiều lĩnh vực khác của cuộc sống, vi phạm đất đai bạn sẽ gặp phải nhiều hình thức xử phạt khác nhau, nhưng bắt gặp nhiều nhất có lẽ là hình thức xử phạt hành chính. Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ gửi tới bạn mẫu quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai. Từ đó giúp bạn nắm được thông tin về mẫu xử phạt này và tránh vi phạm phải lỗi hành chính này.
Quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực đất đai
Khi bạn vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai thì mọi xử phạt sẽ theo quy định của pháp luật.
Đối tượng bị xử phạt quy định theo Điều 2 Nghị định 91/2019/NĐ-CP.
– Các hộ gia đình, cộng đồng dân cư, các cá nhân trong nước hay cá nhân nước ngoài hoặc là người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
– Các tổ chức trong nước, tổ chức nước ngoài, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hay các cơ sở tôn giáo.
– Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai được quy định Chương 2 Nghị định 91/2019/NĐ-CP bắt đầu có hiệu lực từ ngày 5/01/2020. Căn cứ theo 28 Điều luật quy định về các hành vi vi phạm mà cá nhân, các tổ chức mắc phải một số hành vi như lấn chiếm đất…
Thẩm quyền xử phạt hành vi gồm:
Với những hành vi vi phạm hành chính về lĩnh vực đất đai thì thẩm quyền xử phạt vi phạm được quy định tại Điều 38, 39 Nghị định gồm có: Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) các cấp; Thanh tra chuyên ngành.
Quy trình xử phạt lỗi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.
Với những đối tượng mắc lỗi hành chính trong lĩnh vực đất đai thì phải chịu các trách nhiệm theo quy định được ban hành. Và dưới đây là quy trình xử phạt với những đối tượng vi phạm.
Bước 1: Phát hiện hành vi và tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính.
Với những người có thẩm quyền, khi phát hiện lỗi vi phạm hành chính cần phải kịp thời lập biên bản xử lý hành chính theo khoản 2 Điều 40.
Biên bản vi phạm hành chính sẽ được lập theo quy định tại Điều 58 Luật xử lý vi phạm hành chính cùng với Nghị định 81/2013/NĐ-CP.
Bước 2: Ban hành quyết định xử lý vi phạm hành chính.
Khi đã lập biên bản xử phạt hành chính thì những người có thẩm quyền tiếp tục ban hành quyết định xử phạt trong trường hợp thuộc thẩm quyền xử lý. Trường hợp vượt quá thẩm quyền cần chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền xử phạt cao hơn.
Trong vòng 07 ngày kể từ ngày lập biên bản, những người có thẩm quyền ban hành quyết định xử phạt lỗi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.
Với trường hợp phức tạp cần 30 ngày, với trường hợp đặc biệt nghiêm trọng tối đa 60 ngày tính từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính.
Bước 3: Bắt đầu thi hành xử phạt lỗi vi phạm hành chính.
Các cá nhân, tổ chức vi phạm sẽ có quyết định xử phạt. Cơ quan, tổ chức được giao cho nhiệm vụ thi hành xử phạt thì phải thường xuyên theo dõi, nhắc nhở để cá nhân, tổ chức đó chấp hành việc nộp tiền phạt. Cũng như khắc phục các lỗi, hậu quả được ghi trong biên bản.
Mẫu quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai bạn cần biết.
Dưới đây là mẫu quyết định xử phạt hành chính với những đối tượng vi phạm trong lĩnh vực đất đai.

(1): Ghi rõ tên cơ quan của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm, với trường hợp người ra thuyết định xử phạt vi phạm hành chính là Chủ tịch UBND thì ghi tên cơ quan theo hưỡng dẫn của Bộ Nội vụ.
(2): Ghi địa danh theo hướng dẫn về thể thức theo quy định của Bộ Nội vụ.
(3): Ghi đầy đủ tên các văn bản, số và ký hiệu văn bản, ngày tháng năm ban hành văn bản, tên cơ quan ban hành, tên gọi văn bản.
(4): Ghi rõ chức danh và cơ quan của người ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
(5): Ghi họ tên của người đại diện, người đứng đầu theo quy định của pháp luật…
(6): Ghi rõ chức danh của người đại diện, người đứng đầu theo pháp luật…
(7): Ghi tóm tắt mô tả hành vi phạm vi phạm lỗi hành chính.
(8): Ghi điểm, khoản và điều của nghị định quy định xử phạt lỗi hành chính theo lĩnh vực cụ thể.
(9): Ghi rõ hình thức xử phạt chính được áp dụng là gì…
(10): Ghi rõ các chi tiết theo hình thức xử phạt chính đã áp dụng…
(11): Cần ghi chi tiết hình thức xử phạt bổ sung cho từng trường hợp vi phạm khác nhau.
(12): Ghi cụ thể biện pháp khắc phục lỗi mà đối tượng vi phạm cần thực hiện.
(13): Ghi cụ thể thời gian thực hiện các biện pháp khắc phục.
(14): Trường hợp khẩn cấp, cần khắc phục để bảo vệ môi trường, bảo đảm giao thông. Cơ quan thi hành các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại khoản 5 Điều 85 Luật xử lý vi phạm hành chính, và thì ghi tên cơ quan thi hành biện pháp.
(15): Ghi họ tên của cá nhân/ người đại diện tổ chức phạm lỗi.
(16): Ghi họ tên của cá nhân/tên của tổ chức phạm lỗi.
(17): Ghi đầy đủ tên và địa chỉ Kho bạc nhà nước, hoặc tên và địa chỉ Ngân hàng thương mại được Kho bạc nhà nước ủy nhiệm thu tiền phạt lỗi.
(18): Ghi số tài khoản mà cá nhân/tổ chức phạm lỗi cần nộp phạt trực tiếp hoặc chuyển khoản.
(19): Ghi rõ tên Kho bạc nhà nước.
(20): Ghi họ, tên của cá nhân/tên của tổ chức chủ trì thi hành Quyết định.
Như vậy, chúng tôi vừa giới thiệu tới bạn mẫu quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai. Mong rằng những thông tin đó sẽ có ích cho bạn và giúp bạn tránh được những trường hợp phạm lỗi không đáng có.