Hồ sơ quản lý chất lượng công trình theo nghị định 46 gồm những nội dung nào? Tại sao phải làm hồ sơ quản lý chất lượng công trình?
Hồ sơ quản lý chất lượng công trình theo nghị định 46 là hồ sơ quản lý hoạt động của các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng theo quy định của Nghị định 46/2015/NĐ-CP và quy định khác của pháp luật. Hồ sơ có liên quan đến quá trình chuẩn bị, thực hiện đầu tư xây dựng công trình và việc khai thác, sử dụng công trình để đảm bảo yêu cầu chất lượng và an toàn của công trình. Hãy cùng mình theo dõi bài viết dưới đây để trả lời các câu hỏi trên và có thêm kiến thức về chủ đề này nhé!
Tại sao phải làm hồ sơ quản lý chất lượng công trình theo nghị định 46?
Với công trình để đưa vào sử dụng, cần đảm bảo đúng thiết kế, đủ cường độ, chịu tải theo dự định ban đầu (hồ sơ thiết kế). Như vậy, chủ đầu tư sẽ dùng các phương pháp của mình để kiểm tra các đơn vị trực tiếp thi công sản phẩm của mình. Hầu hết các chủ đầu tư đều áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn mà các quy định này sẽ được thực hiện trước khi thi công.
Theo tiêu chuẩn và cơ sở pháp luật Việt Nam, trong quá trình thi công, chủ đầu tư sẽ tự kiểm soát theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn theo nghị định này hoặc thuê tư vấn giám sát công việc này (giai đoạn giao hàng và vận hành) hoặc tại một số điểm bao gồm cả giám sát thiết kế.
Mọi nội dung thi công sẽ được trình bày bằng văn bản, giấy tờ để làm căn cứ nghiệm thu, bàn giao tiền, nhưng ở Việt Nam dựa trên khung pháp lý là Nghị định 46/2015/NĐ-CP và Thông tư 26/2016/TT-BXD. Trong đó bao gồm khối lượng thực hiện thực tế (để thanh toán), biên bản nghiệm thu, nhật ký thi công (để chứng minh hiệu quả công việc và chất lượng của công trình).
Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của nghị định 46
– Nghị định này hướng dẫn Luật Xây dựng về công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng trong công tác khảo sát, thiết kế và xây dựng về bảo trì và giải quyết các sự cố của công trình xây dựng.
– Nghị định này áp dụng đối với những đối tượng sau: Chủ đầu tư, người quyết định đầu tư, chủ sở hữu, người quản lý, sử dụng công trình, nhà thầu trong nước, nhà thầu nước ngoài, cơ quan quản lý hoạt động xây dựng và tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.
Hồ sơ quản lý chất lượng gồm những nội dung nào?
Theo quy định của Việt Nam, Quản lý chất lượng dựa trên Nghị định 46/2015/NĐ-CP và Thông tư 26/2016/TT-BXD về việc quy định những nội dung về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng nhưng nội dung cơ bản như sau:
- Bản vẽ hoàn công
- Đơn đặt hàng
- Biên bản nghiệm thu hoàn thành các hạng mục công đoạn
- Biên bản nghiệm thu vật tư trước và trong quá trình thi công
- Biên bản chạy thử thiết bị không tải, có tải, nhật ký thi công
- Bảng danh sách các thay đổi so với thiết kế (nếu có)
- Biên bản sự cố (nếu có)
- Biên bản nghiệm thu, bàn giao đưa công trình xây dựng vào sử dụng.
Trên đây là nội dung hồ sơ quản lý chất lượng công trình theo nghị định 46.
Nguyên tắc chung trong quản lý chất lượng công trình xây dựng
- Công trình xây dựng phải được kiểm soát chất lượng theo các quy định tại Nghị định này và pháp luật có liên quan. Việc kiểm soát phải từ khâu chuẩn bị, thực hiện đầu tư xây dựng đến quản lý, sử dụng công trình để bảo đảm an toàn cho con người, tài sản, thiết bị, công trình và các công trình lân cận.

- Công trình xây dựng hoàn thành chỉ được đưa vào khai thác, sử dụng sau khi được nghiệm thu đáp ứng yêu cầu của thiết kế xây dựng. Đáp ứng được các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng, các yêu cầu của hợp đồng xây dựng và pháp luật có liên quan.
- Nhà thầu khi tham gia hoạt động xây dựng phải có đủ điều kiện và năng lực theo quy định. Cần có biện pháp tự quản lý chất lượng công việc xây dựng do mình thực hiện, nhà thầu chính hoặc tổng thầu chịu trách nhiệm kiểm soát chất lượng công việc do nhà thầu phụ thực hiện.
- Chủ đầu tư chịu trách nhiệm tổ chức và quản lý chất lượng của công trình sao cho phù hợp với hình thức đầu tư, hình thức quản lý dự án, hình thức giao thầu, quy mô và nguồn vốn đầu tư. Trong quá trình đầu tư công trình xây dựng theo quy định tại Nghị định này, chủ đầu tư được tự mình thực hiện hoạt động xây dựng nếu có đủ điều kiện năng lực theo quy định của pháp luật.
- Cơ quan chuyên môn về xây dựng có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý chất lượng của các tổ chức và các cá nhân tham gia xây dựng công trình. Kiến nghị và xử lý những vi phạm về chất lượng của các công trình xây dựng theo quy định của pháp luật.
- Các chủ thể tham gia hoạt động đầu tư xây dựng quy định tại các khoản 3, 4 và 5. Điều này chịu trách nhiệm về chất lượng công việc do mình thực hiện.
Kết luận
Trên đây là toàn bộ thông tin về chủ đề: Hồ sơ quản lý chất lượng công trình theo nghị định 46. Hy vọng rằng bài viết sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về công tác quản lý chất lượng công trình. Nếu bạn còn có khúc mắc về chủ đề này, hãy bình luận xuống dưới bài viết để được giải đáp nhé!